简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Trong các giao dịch với breakout (phá vỡ giá), các nhà giao dịch sẽ vào lệnh ngay khi giá phá vỡ và sau đó tiếp tục giao dịch cho đến khi xu hướng suy yến dần rồi kết thúc.
Trong các giao dịch với breakout (phá vỡ giá), các nhà giao dịch sẽ vào lệnh ngay khi giá phá vỡ và sau đó tiếp tục giao dịch cho đến khi xu hướng suy yến dần rồi kết thúc.
Các tín hiệu giá phá vỡ giúp các nhà giao dịch rất nhiều trong việc phát hiện sự thay đổi về cung và cầu của một cặp tiền nhất định.
Bạn sẽ nhận thấy rằng, khác với giao dịch kỳ hạn hoặc cổ phiếu, trong giao dịch phá vỡ giá, bạn sẽ không thể biết được khối lượng đang giao dịch trên thị trường là bao nhiêu. Vì thế chúng ta phải quan sát biến động của thị trường.
Tính biến động của thị trường là những dao động chung của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Các nhà giao dịch quan sát những biến động này để phát hiện các điểm phá vỡ tiềm năng.
Các chỉ báo đồ thị để đo lường mức biến động
Có một vài các chỉ báo giúp bạn có thể đo lường được những biến động hiện tại của một cặp tiền.
Những chỉ báo này có thể giúp bạn rất nhiều trong việc xác định thời điểm có thể xảy ra phá vỡ giá.
· Moving Averages (Đường trung bình động - MA)
· Bollinger Bands (Dải Bollinger - BB)
· Average True Range (Vùng biên độ trung bình thực tế - ATR)
Các loại Breakout (Phá vỡ giá)
Có hai loại phá vỡ giá:
. Continuation breakout (Phá vỡ tiếp diễn)
. Reverse breakout (Phá vỡ đảo chiều)
Cách nhận biết Breakout (Phá vỡ giá)
Để nhận biết các điểm phá vỡ giá, bạn cần nhìn vào:
· Các hình thái đồ thị
· Các đường xu hướng
· Các kênh giá
· Các hình thái tam giác
Các công cụ để đo lường sức mạnh của một đợt Breakout (Phá vỡ giá)
Để đo lường sức mạnh của một đợt phá vỡ giá, bạn có thể sử dụng các chỉ báo sau:
· Moving Average Convergence/Divergence (Đường trung bình động hội tụ phân kỳ - MACD)
· Relative Strength Index (Chỉ số sức mạnh tương đối - RSI)
Ngoài ra, các đợt phá vỡ giá còn bị ảnh hưởng bởi các tin tức, sự kiện kinh tế.
Do đó các nhà giao dịch cần phải thường xuyên theo dõi các sự kiện kinh tế sắp xảy ra trước khi đi vào phân tích xem liệu giao dịch với phá vỡ giá có phải là hướng đi đúng đắn trong thời điểm ấy hay không.
Giao dịch với Fakeout (Phá vỡ giả)
Các nhà giao dịch tổ chức thường chuộng hình thức giao dịch với phá vỡ giả. Vì thế hẳn số đông như chúng ta cũng vậy.
Liệu bạn sẽ lựa chọn đi theo số đông, hay đi theo tiếng gọi của đồng tiền?
Hãy suy nghĩ, hành động và làm mọi thứ theo số đông đang làm. Nếu chúng ta giao dịch giống như cách mà các tổ chức lớn làm thì sớm muộn cũng sẽ thành công như họ.
Giao dịch với fakeout (phá vỡ giả) đơn giản là bạn giao dịch theo hướng giá ngược lại với breakout (phá vỡ giá).
Bạn lựa chọn giao dịch với fakeout (phá vỡ giả) khi bạn tin rằng tín hiệu giá phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự là giả, và giá sẽ không thể tiếp tục di chuyển theo hướng đó nữa.
Trong trường hợp mức hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ đáng kể, chiến lược giao dịch với fakeout (phá vỡ giả) là nước đi khôn ngoan hơn so với giao dịch với breakout (phá vỡ giá).
Các điểm phá vỡ giá tiềm năng thường xuất hiện ở các mức hỗ trợ và kháng cự được tạo bởi các đường xu hướng, hình thái đồ thị hoặc giá cao nhất hoặc thấp nhất trong ngày của phiên giao dịch trước.
Giao dịch với phá vỡ giả thường đạt kết quả tốt nhất trong một range-bound market (thị trường phạm vi giới hạn).
Tuy nhiên bạn cũng không thể bỏ qua các yếu tố về tâm lý thị trường, nhận thức thông thường và các kỹ thuật phân tích thị trường khác.
Các thị trường tài chính thường dao động qua lại giữa một phạm vi các mức giá và không chệch quá nhiều so với các mức đỉnh và đáy này.
Cuối cùng, tỷ lệ giao dịch thành công với fakeout (phá vỡ giả) sẽ cao hơn khi không có sự kiện, tin tức kinh tế lớn nào xảy ra làm lay chuyển tâm lý của các nhà giao dịch theo hướng giá phá vỡ.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
FOREX.com
FP Markets
OANDA
STARTRADER
Octa
EC Markets
FOREX.com
FP Markets
OANDA
STARTRADER
Octa
EC Markets
FOREX.com
FP Markets
OANDA
STARTRADER
Octa
EC Markets
FOREX.com
FP Markets
OANDA
STARTRADER
Octa
EC Markets