简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Để giúp bạn dễ hiểu hơn, như thường lệ chúng tôi sẽ giải thích mọi thứ bằng một ví dụ.
Để giúp bạn dễ hiểu hơn, như thường lệ chúng tôi sẽ giải thích mọi thứ bằng một ví dụ.
Đây là Ned mới vào nghề.
Một thời gian dài trước kia, khi anh ấy còn mới chân ướt chân ráo hơn bây giờ, anh ấy đã thua sạch tiền trong tài khoản vì đã đặt một số lệnh quá lớn.
Cứ như thể anh ấy là một cao bồi đeo súng đến từ miền Trung Tây - anh ấy giao dịch từ hông và giao dịch LỚN.
Ned đã không hiểu hết tầm quan trọng của việc xác định kích thước lệnh và tài khoản của anh ấy đã phải trả giá đắt cho điều đó.
Anh ấy đã đăng ký học lại WikiFX để chắc chắn bản thân hiểu đầy đủ về nó lần này và để đảm bảo những gì đã xảy ra với anh ấy sẽ không bao giờ xảy ra với bạn!
Trong các ví dụ sau, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách tính kích thước lệnh dựa trên kích thước tài khoản và mức độ chấp nhận được rủi ro của bạn.
Kích thước lệnh của bạn cũng sẽ phụ thuộc vào mệnh giá tiền trong tài khoản của bạn có giống với tiền tệ cơ sở hoặc đồng tiền định giá hay không.
Nếu mệnh giá tiền trong tài khoản giống với đơn vị tiền tệ định giá
Ned vừa mới nạp 5.000 USD vào trong tài khoản giao dịch của mình và đã sẵn sàng giao dịch trở lại. Giả sử hiện tại anh ấy sử dụng một hệ thống giao dịch trung hạn (swing trading) giao dịch cặp EUR/USD và anh ấy mạo hiểm khoảng 200 pip cho mỗi giao dịch.
Kể từ lần đầu tiên thua sạch tiền trong tài khoản, hiện tại anh ấy đã tuyên thệ rằng sẽ không bao giờ mạo hiểm 1% số tiền trong giao dịch trên mỗi giao dịch.
Hãy cùng tính xem kích thước lệnh của anh ấy là bao nhiêu để có thể nằm trong vùng an toàn rủi ro.
Với số dư tài khoản và tỷ lệ phần trăm số tiền trong tài khoản mà anh ấy muốn mạo hiểm, chúng ta có thể tính được số tiền chịu rủi ro.
5.000 USD x 1% (tương đương 0,01) = 50 USD
Sau đó, lấy số tiền chịu rủi ro ấy chia cho mức dừng lỗ để tìm ra giá trị trên mỗi pip.
(50 USD)/(200 pip) = 0,25 USD /pip
Cuối cùng, lấy giá trị trên mỗi pip kia nhân với tỷ lệ giá trị của đơn vị đã biết trên mỗi pip của đồng EUR/USD. Trong trường hợp này, với 10k đơn vị (tương đương một lot nhỏ), mỗi pip dao động có giá trị bằng 1 USD.
0,25 USD/pip * [(10k đơn vị đồng EUR/USD)/(1 USD / pip)] = 2.500 đơn vị đồng EUR/USD
Vì vậy, Ned nên đặt không quá 2.5000 đơn vị đồng EUR/USD để được nằm trong mức an toàn rủi ro của mình với thiết lập giao dịch hiện tại.
Nếu không, anh ấy sẽ lặp lại tình cảnh tương tự như trước đây.
Khá là đơn giản phải không?
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu tài khoản của bạn có cùng đơn vị với tiền tệ cơ sở?
Nếu mệnh giá tiền trong tài khoản của bạn giống với đơn vị tiền tệ cơ sở…
Giả sử Ned hiện đang đi nghỉ dưỡng trong khu vực đồng euro, quyết định giao dịch ngoại hối với một sàn giao dịch tại nước sở tại và nạp vào tài khoản 5.000 EUR.
Lấy ví dụ giao dịch tương tự như ở trên (giao dịch EUR / USD với mức dừng lỗ là 200 pip), kích thước lệnh của anh ấy sẽ là bao nhiêu nếu anh ấy chỉ mạo hiểm 1% số tiền trong tài khoản của mình?
5.000 EUR * 1% (tương đương 0,01) = 50 EUR
Đến đây chúng ta phải chuyển đổi số tiền này sang đồng USD bởi vì giá trị của một cặp tiền tệ được tính bằng đơn vị tiền tệ định giá. Giả sử tỷ giá hối đoái cho 1 EUR là 1.5000 USD (EUR/USD = 1.5000).
Tất cả những gì chúng ta phải làm để tìm ra giá trị bằng USD là đảo ngược tỷ giá hối đoái hiện tại của cặp EUR / USD và nhân với số tiền euro mà chúng ta muốn mạo hiểm.
(1.5000 USD / 1.0000 EUR) * 50 EUR = xấp xỉ 75.00 USD
Sau đó hãy lấy số tiền rủi ro tính bằng USD chia cho mức dừng lỗ theo pip:
(75.00 USD)/(200 pip) = 0,375 $ cho một pip dao động.
Điều này giúp Ned biết được dao động “giá trị trên mỗi pip” với mức dừng lỗ là 200 pip để duy trì mức độ rủi ro của anh ấy.
Cuối cùng, nhân giá trị trên mỗi pip dao động với tỷ lệ giá trị đơn vị trên pip đã biết:
(0,375 USD / pip) * [(10k đơn vị đồng EUR/USD)/(1 USD / pip)] = 3.750 đơn vị đồng EUR/USD
Vì vậy, để rủi ro không quá 50 EUR trên mức dừng lỗ là 200 pip trên cặp EUR / USD, kích thước lệnh của Ned không được lớn hơn 3.750 đơn vị.
Vẫn khá đơn giản phải không?
Vâng, bây giờ nó sẽ trở nên phức tạp hơn một chút.
Đừng lo lắng. Chúng tôi sẽ quay trở lại ở bài học sau và giải thích tường tận để mọi thứ trở nên dễ dàng như nướng một chiếc bánh.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
IQ Option
STARTRADER
Neex
HFM
Octa
FP Markets
IQ Option
STARTRADER
Neex
HFM
Octa
FP Markets
IQ Option
STARTRADER
Neex
HFM
Octa
FP Markets
IQ Option
STARTRADER
Neex
HFM
Octa
FP Markets