简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Bản quyền hình ảnhReutersImage caption Nhà báo Maria Ressa bị bắt tại sân bay ở Manila Nhà báo n
Bản quyền hình ảnhReutersImage caption Nhà báo Maria Ressa bị bắt tại sân bay ở Manila
Nhà báo nổi tiếng người Philippines Maria Ressa bị bắt tại sân bay ở Manila, bị cáo buộc vi phạm luật cấm sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông.
Bà Ressa, người sáng lập trang tin Rappler, đã bị bắt vào tháng trước với cáo buộc phỉ báng trên Internet.
Những người ủng hộ tự do báo chí nói rằng phóng viên kỳ cựu đang bị Tổng thống Rodrigo Duterte nhắm đến vì Rappler đăng bài chỉ trích chính phủ.
Quanh vụ Philippines bắt nhà báo Maria Ressa
Philippines: Trang tin Rappler bị rút giấy phép
Duterte nói phương Tây ‘đạo đức giả’
Time chọn các nhà báo bị hại là 'Nhân vật của Năm'
11 vụ kiện đã được đệ trình chống lại Rappler kể từ tháng 1/2018.
Bà Ressa, người có tên trong danh sách “Nhân vật của năm 2018” do tạp chí Time bầu chọn, đã nói chuyện với các phóng viên khi bà bị bắt.
“Rõ ràng đây là thêm một lần xâm phạm quyền lợi của tôi. Tôi đang bị đối xử như tội phạm khi tội duy nhất của tôi là trở thành một nhà báo độc lập,” bà nói.
Trong lần bị bắt hồi tháng trước, bà phải trải qua một đêm trong tù trước khi được tại ngoại.
Chuyện gì đã xảy ra?
Bà Ressa đã bị bắt giữ lúc vừa bước xuống máy bay sau khi trở về từ San Francisco, ABS-CBN tường thuật.
Trước khi hạ cánh, dường như biết rằng sẽ phải đối mặt với cảnh sát, bà viết trên Twitter: “Hạ cánh rồi đối mặt với lệnh bắt giữ mới nhất và đây là lần thứ bảy tôi sẽ yêu cầu nộp tiền bảo lãnh tại ngoại hầu tra.”
Tiếp đó, bà post một loạt tweet sau khi bị bắt, gồm một bức ảnh chụp từ bên trong xe cảnh sát.
Các vụ bắt giữ gây quan ngại
Việc bà Ressa bị bắt giữ liên tục khiến quốc tế lên án và làm dấy lên mối lo ngại về tự do báo chí ở Philippines đang xấu đi.
Rappler có nhiều bài tường thuật về cuộc chiến chống ma túy cứng rắn của Tổng thống Deterte, trong đó cảnh sát nói rằng khoảng 5.000 người đã bị giết trong ba năm qua. Vào tháng 12/2018, trang tin này tường thuật việc ông Duterte thừa nhận công khai rằng ông từng tấn công tình dục một người giúp việc nhà.
Bản quyền hình ảnhTED ALJIBEImage caption Bà Maria Ressa (sinh năm 1963) bị nhân viên Cục Điều tra Quốc gia Philippines bắt giữ hôm 13/02 ở Manila
Hội Nhà báo Philippines (NUJ) kêu gọi tổ chức biểu tình vào ngày 15/2 này để phản đối vụ bắt bà Maria Ressa.
Được tạp chí TIME vinh danh là Nhân vật của năm 2018, cùng ba nhà báo khác, bà Maria Ressa bị bắt hôm 13/02 tại Manila.
Sau đó, sang hôm 14/2, bà được cho nộp tiền thế chân để tại ngoại chờ ra tòa.
Chính quyền Philippines đưa ra cáo buộc trong vụ 'phỉ báng trên mạng' nhắm vào bà, nhưng hiện Manila đang gặp nhiều chỉ trích quốc tế.
Các nhóm vận động, hội nhân quyền đều lên tiếng phản đối vụ bắt bà Maria Ressa, CEO của tập đoàn báo chí Rappler.
Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nói chính phủ của ông Duterte dùng pháp luật để đe dọa giới làm báo.
Cựu bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, bà Madeleine Albright nói vụ bắt bà Ressa là “kinh khủng” và cần bị mọi quốc gia lên án.
Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption Rappler đăng các bài chỉ trích Tổng thống Duterte
Các báo buộc nhắm vào bà Maria Ressa có thể đem lại án tù 12 năm.
Nhà báo Maria Ressa từng là trưởng văn phòng đài CNN ở Jakarta - Indonesia trước khi về nước thành lập trang Rappler vào năm 2012.
Bà từng được trao hai giải thưởng báo chí danh giá, giải Tự do Báo chí của Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ, New York), và giải Báo chí quốc tế hiệp sĩ của Trung tâm Nhà báo quốc tế.
Trang Rappler nổi tiếng với các phóng sự điều tra nhắm vào cơ quan công quyền.
Cuối năm 2018, sang Oxford, Anh Quốc dự cuộc gặp mặt với các đồng môn về báo chí ở Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters, bà có bài phát biểu về tình trạng nguy hiểm cho nhà báo ở Philippines khi họ dám đề cập đến các chủ đề nhạy cảm cho quan chức chính quyền.
Khi đó, bà đã cho hay chính quyền Philippines luôn sẵn sàng tìm cách bắt để bỏ tù bà vì các lý do khác nhau.
Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption Ông Duterte từng gọi tờ Rappler là 'tin giả' (fake news)
Xem thêm về tự do báo chí:
'Luật An ninh mạng 3 xâm phạm và 5 tác hại'
VN: Quanh than phiền về lối viết báo 'theo chỉ đạo'
Luật An ninh mạng Việt Nam: Hỏi nhanh đáp gọn
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Doo Prime
VT Markets
FXCM
AvaTrade
OANDA
FBS
Doo Prime
VT Markets
FXCM
AvaTrade
OANDA
FBS
Doo Prime
VT Markets
FXCM
AvaTrade
OANDA
FBS
Doo Prime
VT Markets
FXCM
AvaTrade
OANDA
FBS