简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Tỷ lệ nợ tài chính của các công ty lớn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã tăng cao trong năm thứ hai liên tiếp sau một thời gian nới rộng đòn bẩy, tuy nhiên những người tham gia thị trường không nhận thấy đây là một nguy cơ đáng báo động.
Tỷ lệ nợ tài chính của các công ty lớn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã tăng cao trong năm thứ hai liên tiếp sau một thời gian nới rộng đòn bẩy, tuy nhiên những người tham gia thị trường không nhận thấy đây là một nguy cơ đáng báo động.
Tổng số nợ trung bình trên tổng số vốn chủ sở hữu đối với các công ty phi tài chính trong Chỉ số MSCI AC Asia Pacific đạt khoảng 44% trong 9 tháng đầu năm 2019. Con số này cao hơn so với mức 41% trong năm 2007, thời điểm ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, đối với nhiều nhà phân tích , một môi trường lãi suất thấp, cân bằng dòng tiền mặt ổn định và triển vọng kinh tế toàn cầu thuận lợi như hiện nay thì tình hình này không có gì đáng lo ngại.
Jim McCafferty, người đứng đầu nghiên cứu về vốn chủ sỡ hữu của Nomura khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết, chúng tôi có niềm tin vào những triển vọng tích cực về lãi suất, và điều quan trọng trong năm 2020 là các chính phủ châu Á sẽ bắt đầu dựa trên bảng cân đối quốc gia để kích thích nền kinh tế.
Lãi suất toàn cầu giảm có nghĩa là các doanh nghiệp muốn mở rộng thông qua đầu tư và sáp nhập mua lại hay mua lại cổ phiếu quỹ sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cập với nguồn vốn “giá rẻ”. Theo Justin Tang, người đứng đầu nghiên cứu châu Á tại công ty tư vấn United First Partners, các doanh nghiệp châu Á đã tăng khoản vay trong những tháng gần đây để đầu tư vào các dự án mới khi căng thẳng thương mại giảm bớt.
Dưới đây là danh sách những công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao nhất trong khu vực. Các công ty xuất xứ tại Macau, Thái Lan và Philippines có mức nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình cao nhất theo quốc gia, trong khi các tiện ích chiếm ưu thế trong ngành
Các nhà phân tích cho rằng mức tiền mặt tại các công ty trong khu vực đã được cải thiện trong 12 năm qua, cung cấp đủ cơ sở hỗ trợ cho balance sheets. Trong ba quý đầu năm 2019, các công ty đã nạp vào 2 nghìn tỷ đô la tiền mặt và các khoản tương đương tiền, gấp ba lần dữ liệu năm 2007
Tổng số nợ trong khi đó đã tăng gấp đôi lên mức khoảng 6 nghìn tỷ đô la trong cùng kỳ. Một số nhà quan sát cho rằng việc hạn chế sử dụng nợ hoàn toàn chỉ để kiềm chế các tỷ số nợ có thể được chứng minh là phản tác dụng đối với các công ty có bảng cân đối kế toán “healthy”. Hơn nữa, từ bỏ các dự án tiềm năng và để rơi vào tya các đối thủ cạnh tranh cũng không phải là một ý tưởng kinh doanh tốt khi chỉ đơn giản vì mục đích kiểm soát tỷ lệ nợ ròng của doanh nghiệp, ông Felix Lam, người quản lý cổ phần châu Á Thái Bình Dương tại BNP Paribas Asset Management tại HongKong.
Trên thực tế, mức nợ quá thấp có thể là một yếu tố tiêu cực. Nhật Bản, quốc gia đã thi hành qua trình tháo gỡ đòn bẩy tài chính để giảm nợ trong một thời gian dài kể từ khi bong bóng kinh tế bùng nổ vào năm 1989 là một trường hợp điển hình. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của cả quốc gia “đã bị đình trệ ở mức thấp nhất trong lịch sử kể từ những năm 1990, vì đòn bẩy tài chính đã giảm trong khi thặng dư tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp vẫn tồn tại trong hai thập kỷ qua”, theo kinh tế học Oxford.
Mặc dù tỷ lệ đòn bẩy đã tăng lên đối với các doanh nghiệp ở châu Á nói chúng, thực tế vẫn chưa đáng là bao so với những đối tác tại Mỹ, các công ty thành phần của chỉ số S&P500 đang đối diện với mức nợ trung bình là 92%.
Mức đòn bẩy hiện tại có thể khiến cho một bộ phận lo ngại vì tỷ lệ nợ cao thường liên quan đến hiện tượng suy thoái và rủi ro gia tăng cho các nhà đầu tư. Nhưng hiện nay, các công ty châu Á được hỗ trợ bởi nền kinh tế có bảng cân đối kế toán mạnh hơn so với thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu trước đây, cộng với những dữ liệu tích cực trong những tháng gần đây cũng phần nào giảm đi những nỗi lo suy thoái.
Ông Lam cho biết ông có xu hướng chú trọng vào những công ty có tỷ lệ nợ thấp, chú trọng vào vấn đề phân tích chi tiêu vốn và hình thành lợi nhuận hơn những công ty có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao. “Tăng tỷ lệ nợ đồng nghĩa với việc rủi ro và các biến động cũng sẽ tăng theo, tuy nhiên điều đó cũng không hoàn toàn tiêu cực đối với sự phát triển của công ty trong thời gian tới.”
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Giá cổ phiếu tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ nhật sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 2 ở mức đóng cửa kỷ lục mới, phục hồi sau đợt bán tháo lớn do lo ngại về biến thể omicron coronavirus.
Tờ Bloomberg đưa tin, hàng loạt bài bình luận từ các tổ chức hàng đầu của Trung Quốc cho thấy các nhà chức trách đang đẩy mạnh nỗ lực đưa ra thông điệp quốc tế về sự sụp đổ của Evergrande Group. Điều đáng nói là việc này được tiến hành ngay cả khi bản thân công ty bất động sản này vẫn giữ im lặng về tình trạng vỡ nợ của mình.
Exness
EC Markets
IC Markets Global
OANDA
Vantage
HFM
Exness
EC Markets
IC Markets Global
OANDA
Vantage
HFM
Exness
EC Markets
IC Markets Global
OANDA
Vantage
HFM
Exness
EC Markets
IC Markets Global
OANDA
Vantage
HFM