简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Giới phân tích dự báo kinh tế Mỹ tiếp tục giảm tốc trong quý 4 năm 2019 và đầu năm 2020. “Thời kỳ tăng trưởng hiện nay của kinh tế Mỹ là dài nhất trong lịch sử, rủi ro xuất hiện một quý tăng trưởng âm đang gia tăng” - chuyên gia kinh tế trưởng James Knightley thuộc ING nhận định.
(Tiếp Kỳ I)
FED sẽ tiếp tục hạ lãi suất hoặc chí ít là giữ nguyên mức lãi suất hiện tại đồng thời bơm thêm tiền vào nền kinh tế nhằm hỗ trợ đà suy giảm tăng trưởng khi các dấu hiệu ngày càng trở nên rõ ràng:
- Giá dầu trong năm 2019 đã tăng một cách ấn tượng, tính chung từ đầu năm, giá dầu đã tăng hơn 30%, đặc biệt trong giai đoạn cuối năm 2019, giá dầu đã bứt phá rất nhanh và có thể chưa có dấu hiệu dừng lại khi tăng trưởng của các nền kinh tế ngoài Mỹ bắt đầu có sự cải thiện và căng thẳng leo thang ở khu vực Trung Đông sau các vụ không kích của Mỹ nhằm vào các lãnh đạo hồi giáo Iran. Giá dầu tăng khiến rủi ro khu vực sản xuất của Mỹ vốn đã yếu sẽ càng suy yếu thêm.
- Hoạt động đầu tư trong khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục suy giảm gây sức ép lên tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
- Ngành sản xuất Mỹ đang bị kéo tụt bởi nền kinh tế và nhu cầu toàn cầu suy yếu, cũng như đồng USD mạnh. Cuối cùng, đã có nhiều bằng chứng cho thấy sự giảm tốc đang lan rộng sang lĩnh vực tiêu dùng và dịch vụ.
- Mức tăng trưởng của năm 2019 tốt hơn dự báo là nhờ kết quả của việc người tiêu dùng và Chính phủ liên bang tiếp tục tăng chi tiêu. Tuy nhiên động lực đó sẽ sớm mất đi và bằng chứng là người tiêu dùng Mỹ vẫn tăng chi tiêu, nhưng mức tăng 2,9% trong quý 3/2019 thấp hơn nhiều so với mức tăng 4,6% trong quý 2 - một dấu hiệu cho thấy các hộ gia đình Mỹ có thể sẽ bắt đầu “thắt lưng buộc bụng”.
Giới phân tích dự báo kinh tế Mỹ tiếp tục giảm tốc trong quý 4 năm 2019 và đầu năm 2020. “Thời kỳ tăng trưởng hiện nay của kinh tế Mỹ là dài nhất trong lịch sử, rủi ro xuất hiện một quý tăng trưởng âm đang gia tăng” - chuyên gia kinh tế trưởng James Knightley thuộc ING nhận định.
[Dự báo mức tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát của Mỹ giai đoạn 2019 – 2022]
Nguyên nhân chính khiến đồng USD giảm giá trong năm 2020 sẽ là thay đổi trong tương quan tăng trưởng kinh tế giữa Mỹ với phần còn lại của thế giới:
- Khu vực đồng Euro sẽ gặt hái được lợi ích từ sự kết thúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Cuộc chiến này ảnh hưởng nhiều nhất đến các nền kinh tế mở, trong đó có Đức, nơi tỷ trọng xuất khẩu góp phần khá lớn trong GDP. Ngược lại, việc áp dụng lại mức thuế cũ hoặc mức thuế thấp hơn so với mức trước khi cuộc chiến thương mại bắt đầu sẽ khiến các nền kinh tế này được hưởng lợi nhiều nhất. Nếu thị trường lao động mạnh mẽ và nhu cầu trong nước tăng, ECB có thể cân nhắc từ bỏ chính sách lãi suất âm, thì chúng ta có thể tin tưởng vào sự tăng giá của đồng Euro so với USD.
- Tại Anh, chúng ta có thể nhìn thấy rõ quyết tâm của các nhà lãnh đạo Anh đặc biệt là tổng thống Boris Jonson trong vấn đề Brexit, không sớm thì muộn Anh gần như sẽ tách khỏi EU trong tương lai, có thể là trước ngày 31 tháng 1 và việc này sẽ sớm hỗ trợ cả đồng bảng Anh và đồng Euro.
- Ở Châu Á, hai đầu tàu kinh tế lớn nhất là Trung Quốc và Nhật Bản tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ có sự cải thiện hơn so với năm 2019. Cả hai đều đang thực thi các chính sách hỗ trợ kinh tế bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế và nó sẽ phát huy tác dụng trong năm 2020, rất có thể tiền sẽ dịch chuyển từ Mỹ sang Châu Á.
Một lý do nữa để tin rằng đồng USD sẽ giảm giá trong năm 2020 là từ ý chí của các nhà lãnh đạo Mỹ. Thời gian qua, ông Trump liên tục gây sức ép đòi FED phải giảm thêm lãi suất, thậm chí là giảm lãi suất về ngưỡng âm.
Đồng USD cũng đã mất đi một trụ cột khác phía sau đợt tăng liên tiếp mấy năm qua. Sau 4 lần nâng lãi suất trong 2018, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã có ba lần hạ lãi suất trong năm 2019 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Mỹ, lãi suất cho vay qua đêm tham chiếu của FED giữ ở khoảng 1,5-1,75%, thấp hơn 0,75 điểm phần trăm so với mức bắt đầu của năm 2019. Chính sách mở rộng tiền tệ đã phát huy hiệu quả tích cực, động thái mở rộng chính sách tiền tệ đã giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt, tạo ra nhiều việc làm và hỗ trợ thị trường chứng khoán liên tiếp lập các kỷ lục. Đó có thể là niềm cảm hứng để FED giảm thêm lãi suất thêm trong năm 2020. FED có thể chịu áp lực giảm lãi suất lớn hơn nữa nếu tăng trưởng kinh tế Mỹ không khởi sắc trước kỳ bầu cử Tổng thống.
KHUONG NGUYEN
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Giá cổ phiếu tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ nhật sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 2 ở mức đóng cửa kỷ lục mới, phục hồi sau đợt bán tháo lớn do lo ngại về biến thể omicron coronavirus.
Tờ Bloomberg đưa tin, hàng loạt bài bình luận từ các tổ chức hàng đầu của Trung Quốc cho thấy các nhà chức trách đang đẩy mạnh nỗ lực đưa ra thông điệp quốc tế về sự sụp đổ của Evergrande Group. Điều đáng nói là việc này được tiến hành ngay cả khi bản thân công ty bất động sản này vẫn giữ im lặng về tình trạng vỡ nợ của mình.
Exness
VT Markets
IC Markets Global
FBS
EC Markets
Vantage
Exness
VT Markets
IC Markets Global
FBS
EC Markets
Vantage
Exness
VT Markets
IC Markets Global
FBS
EC Markets
Vantage
Exness
VT Markets
IC Markets Global
FBS
EC Markets
Vantage