简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Theo JPMorgan Chase & Co, sức ảnh hưởng của coronavirus đang bắt đầu lan rộng, chạm đến thị trường tín dụng và các quỹ đầu tư. Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và cú sốc cầu do virus gây ra có thể đã ảnh hưởng đến dòng tiền của các doanh nghiệp, chiến lược gia Nikolaos Panigirtzoglou tại JPMorgan cho biết trong một bài viết công bố vào thứ Sáu tuần trước.
Theo JPMorgan Chase & Co, sức ảnh hưởng của coronavirus đang bắt đầu lan rộng, chạm đến thị trường tín dụng và các quỹ đầu tư. Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và cú sốc cầu do virus gây ra có thể đã ảnh hưởng đến dòng tiền của các doanh nghiệp, chiến lược gia Nikolaos Panigirtzoglou tại JPMorgan cho biết trong một bài viết công bố vào thứ Sáu tuần trước. Hiện tượng này thậm chí còn đúng hơn nữa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và nhà đất.
Nếu những thay đổi trong thị trường tín dụng và các quỹ đầu tư vẫn tiếp tục duy trì trong vài tuần và tháng tới, các kênh tín dụng có thể sẽ phải chịu đựng hậu quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế khuếch đại mạng tên Covid -19, ông Panigirtzoglou viết trong báo cáo này. Trừ khi hỗ trợ tín dụng của các ngân hàng trung ương và/hoặc chính phủ đủ lớn, nhanh và trực tiếp, thị trường tín dụng ở thời điểm hiện tại đang đối mặt với nguy cơ gia tăng chu kỳ với sự sụt giảm thậm chí có thể dẫn tới vỡ nợ trong vài tháng tới.
Thị trường tín dụng đã trải qua một ngày đen tối chưa từng có trong suốt 1 thập kỷ vào thứ Sáu tuần trước trong bối cảnh lo ngại rằng coronavirus sẽ làm tổn hại đến nguồn thu của các doanh nghiệp và cản trở khả năng hoàn trả nợ tín dụng của họ. Một chỉ số phái sinh đo lường rủi ro của tín dụng doanh nghiệp đã có mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 và ở châu Âu, chi phí bảo hiểm nợ tài chính cao cấp cũng tăng vọt.
Các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực du lịch và giải trí là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào thứ Sáu vừa qua, trong khi trái phiếu và các khoản vay của các công ty năng lượng lại rơi vào tình trạng ngày càng khó khăn hơn khi giá dầu liên tục giảm mạnh. Tin tức rằng Ả Rập Saudi có kế hoạch tăng sản lượng dầu dẫn tới nguy cơ cuộc chiến giá dầu thô trên toàn cầu, đã gây thêm áp lực lên thị trường tín dụng, theo nhận định của Nordea Bank Abp.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các nhà chức trách hiện đang tranh cãi là cố gắng duy trì chu kỳ tín dụng, các chiến lược gia của Andreas Steno Larsen, Martin Enlund và Joschim Bernhardsen viết trong một báo cáo nghiên cứu. Sự sụt giảm của giá dầu có thể sẽ tiếp diễn vào tuần tới khi Ả Rập Saudi tuyên bố sẽ theo đuổi cuộc chiến này đến cùng, điều này sẽ mang đến một thử thách tiếp theo cho chu kỳ tín dụng của Hoa Kỳ.
Tổn hại từ phía doanh nghiệp
Lo ngại của thị trường là các thông tin tín dụng cơ bản, một trong những thước đo tình trạng doanh nghiệp, đang có xu hướng “xuống dốc không phanh”, báo cáo của JPMorgan cho hay. Tỷ lệ nợ ròng trên Ebitda trung bình của các công ty trong số các công ty lợi suất cao của JPMorgan ở Mỹ và châu Âu đã tăng mạnh trong thập kỷ qua và ở thời điểm hiện tại cao hơn so với hai chu kỳ trước đó là 2007/2008 và 2001/2002.
Các doanh nghiệp hiện tại đang ở trong thời điểm khá nhạy cảm khi việc giảm nguồn thu và/hoặc sự gia tăng chênh lệch lợi tức trái phiếu doanh nghiệp có khả năng cao hơn so với hai cuộc suy thoái trước đó. Điều này thậm chí còn đặc biệt chính xác đối với ngành tín dụng Hoa Kỳ và ngành tín dụng châu Âu do không có sự hỗ trợ từ chương trình trái phiếu doanh nghiệp của Ngân hàng trung ương.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bắt đầu phải dần chấp nhận sự thật rằng dịch bệnh coronavirus có thể sẽ khiến cho kỳ Olympic tại Tokyo vào tháng 7 bị trì hoãn.
Trong hàng loạt cú Flash Crash đầu tuần rồi thì OIL là cú Flash giảm mạnh nhất. Giá trị của OIL giảm xuống mức thấp nhất ở 27$/thùng (mức giảm 25%). Đằng sau câu chuyện giảm này ngoại trừ yếu tố Covid-19 tiếp tục leo thang khiến nhu cầu về Dầu suy giảm trầm trọng thì OIL hiện đang còn phải chịu một áp lực từ biến cố khác, bởi lẽ dưới sự tác động của Covid-19 thì giá giảm đã có dấu hiệu khựng lại ở mốc 41$/thùng.
Pepperstone
FxPro
STARTRADER
EC Markets
Octa
OANDA
Pepperstone
FxPro
STARTRADER
EC Markets
Octa
OANDA
Pepperstone
FxPro
STARTRADER
EC Markets
Octa
OANDA
Pepperstone
FxPro
STARTRADER
EC Markets
Octa
OANDA