简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Chevron Corp, hãng dầu mỏ khổng lồ Mỹ vừa công bố quý II thua lỗ nặng nhất trong 3 thập kỷ qua và cảnh báo, đại dịch Covid-19 có thể tàn phá sức khỏe của ngành năng lượng, khiến những điều tồi tệ hơn có thể xảy đến.
Trong quý II/2020, Chevron báo lỗ 3 tỷ USD, cao gấp đôi các dự báo được đưa ra trước đó và là mức thấp nhất kể từ năm 1989. Diễn biến này phần nào thể hiện những tác động trực diện của việc giá dầu lao dốc, nhu cầu tiêu thụ năng lượng giảm vì đại dịch, tác động tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành năng lượng.
Đáng chú ý, CEO Mike Wirth cảnh báo: “Dù nhu cầu và giá cả hàng hóa có dấu hiệu phục hồi, nhưng sẽ không quay trở lại trước thời điểm đại dịch. Trong khi đó, khủng hoảng kinh tế có thể tiếp tục nhấn chìm thị trường trong quý III/2020”.
Exxon Mobil Corp, đối thủ lớn nhất của Chevron tại Bắc Mỹ được dự báo sẽ báo lỗ nặng nhất trong quý II/2020 kể từ khi các số liệu kinh doanh được công bố. Trước đó, ConocoPhillips cũng cho biết, mức lỗ quý II/2020 là nặng nhất trong 4 năm qua.
Trong bối cảnh này, diễn biến giá dầu thời gian tới nhiều khả năng chưa có sự cải thiện, thậm chí còn theo hướng đi xuống.
Giá dầu thô Brent tuy đã tăng khoảng 128% so với mức đáy vào tháng 4/2020, nhưng vẫn duy trì mức dưới 40 USD/thùng kể từ giữa tháng 6/2020 cho tới nay. Trong khi đó, việc nguồn cung gia tăng và nhu cầu ở mức thấp tiếp tục tạo áp lực đè nặng lên giá loại năng lượng này.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng, còn gọi là nhóm OPEC+, đã xác nhận sẽ tiến hành nới lỏng quy định sản lượng đầu ra kể từ đầu tháng 8/2020. Điều này sẽ khiến sản lượng sản xuất tăng thêm khoảng 2 triệu thùng/ngày.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê út Abdulaziz bin Salman, đa phần sản lượng tăng sẽ không được cung cấp ra thị trường toàn cầu, mà chỉ phục vụ nhu cầu nội địa vào mùa cao điểm khi cần năng lượng để chạy điều hòa.
Tuy nhiên, OPEC+ không phải là đối tượng duy nhất tăng sản lượng. Hoạt động sản xuất tại Bắc Mỹ cũng bắt đầu phục hồi sau cú sốc đại dịch.
Số liệu mới nhất từ Cơ quan Thông tin năng lượng (EIA) cho thấy, sản lượng đầu ra đã nhích dần lên trong vài tuần gần đây so với mức đáy vào tháng 3/2020.
Theo hãng tư vấn năng lượng Rystad Energy, tháng 7 sẽ là tháng đầu tiên trong năm 2020 chứng kiến số lượng giếng dầu đá phiến hoạt động gia tăng.
Về phía nhu cầu, sau khi “khuấy động” thị trường với việc mua vào dầu thô ở mức giá đáy tháng 4, lực mua từ Trung Quốc đã giảm dần.
Đáng chú ý, theo Facts Global Energy, tình hình lũ lụt trên toàn quốc có thể khiến nhu cầu khí đốt và dầu của Trung Quốc giảm khoảng 5% trong năm nay.
Tại Mỹ, nếu như mùa hè là cao điểm của giao thông và sử dụng năng lượng, thì việc số lượng ca nhiễm bệnh vẫn không ngừng tăng khiến các lệnh hạn chế đi lại được áp dụng.
Nhu cầu sử dụng năng lượng vì vậy cũng giảm mạnh so với mọi năm. Số liệu từ TomTom Traffic Index cho thấy, lưu lượng xe cộ trên các con đường tại thành phố lớn như Miami, Los Angeles và Houston còn chưa đạt tới 40% ngưỡng trước đại dịch.
Tại châu Âu, lưu lượng giao thông thậm chí đang có xu hướng xuống dốc khi các lệnh phong tỏa/giãn cách một lần nữa được áp dụng trước làn sóng thứ hai.
Trong khi đó, ngành hàng không vẫn đang vật lộn giữa đại dịch. Số lượng các chuyến bay thương mại chỉ tương đương một nửa ngưỡng đầu năm, theo số liệu từ Flightradar24.
Tất cả các số liệu này cho thấy, nhu cầu tiêu thụ năng lượng đang chịu áp lực ở cả nguồn cung và nhu cầu, khiến giá dầu chưa có khả năng cải thiện trong thời gian tới.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Dự kiến USD/JPY sẽ tăng. Dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Mỹ đã đẩy tỷ giá tăng, trong khi tiền lương thực tế của Nhật Bản giảm liên tiếp trong 25 tháng, lạm phát vượt quá tăng trưởng tiền lương, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục nới lỏng định lượng dẫn đến đồng yên mất giá, nhưng có thể giảm mua trái phiếu hoặc can thiệp vào thị trường để hỗ trợ đồng yên. Nhìn chung, xu hướng tăng là có khả năng hơn.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Giá cổ phiếu tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ nhật sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 2 ở mức đóng cửa kỷ lục mới, phục hồi sau đợt bán tháo lớn do lo ngại về biến thể omicron coronavirus.
STARTRADER
FBS
IQ Option
Pepperstone
EC Markets
GO MARKETS
STARTRADER
FBS
IQ Option
Pepperstone
EC Markets
GO MARKETS
STARTRADER
FBS
IQ Option
Pepperstone
EC Markets
GO MARKETS
STARTRADER
FBS
IQ Option
Pepperstone
EC Markets
GO MARKETS