简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Xu hướng thị trường (hay còn gọi là Market trend) là hiện tượng giá cả biến động trên thị trường theo một hướng nhất định theo thời gian.
Xu hướng thị trường (hay còn gọi là Market trend) là hiện tượng giá cả biến động trên thị trường theo một hướng nhất định theo thời gian.
Trong một khoảng thời gian nhất định, xu hướng thị trường có thể tồn tại ở 1 trong 3 trạng thái sau:
• Uptrend = Bull Market: Thị trường có xu hướng đi lên
• Downtrend = Bear Market: Thị trường có xu hướng đi xuống
• Sideways: Thị trường có xu hướng đi ngang
Bear Market là gì?
Bear Market (Thị trường gấu) là thị trường giảm, báo hiệu nền kinh tế có dấu hiệu giảm sự tăng trưởng theo thời gian, có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Liên quan với tăng niềm tin của nhà đầu tư, và giảm đầu tư vào các dự đoán tăng giá trong tương lai (thoái vốn). Một xu hướng giảm trong thị trường tài chính thường bắt đầu trước khi nền kinh tế nói chung có dấu hiệu suy giảm rõ rệt.
Cách xác định Bear Market
Xu hướng giảm (Downtrend) là giá giảm liên tục, tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ và đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ.
Downtrend có xu hướng giảm dần theo thời gian, nếu thời gian Downtrend càng kéo dài thì nền kinh tế sẽ có dấu hiệu suy thoái trầm trọng, khi đó Bear Market (Thị trường gấu) xuất hiện. Thông thường Bear Market (Thị trường gấu) thường kéo dài hơn 6 tháng, nhà đầu tư có thể xác định liệu nền kinh tế có bị suy thoái hay không.
Để xác nhận một thị trường có trở thành Bear Market (Thị trường gấu) hay không có rất nhiều cách, nhưng đa số nhà đầu tư chấp nhận cách xác nhận là khi sự suy giảm từ 20% trở lên của chỉ số (DJI, S&P500, VNINDEX, VN30,…) xuất hiện thì trong khoảng thời gian hơn hai tháng chính thức bước vào Bear Market (Thị trường gấu) dù không có sự đồng ý chính thức từ tất cả các nhà đầu tư. Nhìn chung, nhà đầu tư chấp nhận đặc trưng một Bear Market (Thị trường gấu) là khi có sự sụt giảm từ 20% trở lên của giá trong một khoản thời gian hai tháng và mỗi đợt giá giảm lần sau lại đạt mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa mức giá trở về mức tăng giá đợt trước thì xu thế cấp một là xu thế giảm giá, xu thế cấp một này được gọi là Bear Market (Thị trường gấu).
Bull Market là gì?
Bull Market (Thị trường bò) là thị trường tăng, báo hiệu nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng theo thời gian, có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Liên quan đến việc tăng niềm tin của nhà đầu tư, và đẩy mạnh đầu tư vào các dự đoán tăng giá trong tương lai (các tăng vốn). Một xu hướng tăng trong thị trường tài chính thường bắt đầu trước khi nền kinh tế nói chung có dấu hiệu phục hồi rõ nét.
Cách xác định Bull Market
Xu hướng tăng (Uptrend) là sự tăng liên tục về giá, tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ và đáy mới cao hơn đáy cũ.
Bull Market thường diễn ra khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, tổng GDP (sản phẩm quốc nội) tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và lợi nhuận của các công ty cũng tăng. Dấu hiệu khác để nhận biết Bull Market như lợi nhuận và tỷ lệ thất nghiệp có thể biểu hiện dưới dạng các con số thống kê, tuy nhiên các con sóng tâm lý của thị trường là điều khó có thể đo đạc được.
Bull Market và Bear Market có xu hướng trùng với chu kỳ kinh tế bao gồm 4 giai đoạn: suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh và các chu kỳ kinh tế lại thường xuyên xoay vòng, nên nhớ rằng sau thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ thường là thời kỳ suy thoái.
Tại sao lại gọi là Bull Market và Bear Market?
Bear Market (Thị trường gấu) được gắn với loài gấu (bear) vì người ta ví von sự sụt giá giống như cách mà loài gấu tấn công, luôn giáng những cú chết người từ trên xuống dưới.
Bull Market (Thị trường bò) được ví bằng hình ảnh con bò (bull) sự tăng giá giống như cách thức tấn công của nó, hất cặp sừng sắc nhọn từ dưới lên trên.
Thuật ngữ này thông thường được dùng để mô tả tổng thể cả thị trường và các dự đoán về xu hướng thị trường (Market Trend), nó còn được sử dụng để nói về một loại chứng khoán riêng nào đó, một mặt hàng hay cũng có thể là một ngành. Hơn nữa, gấu và bò theo nghĩa đen là hai đối thủ khốc liệt, được biết đến phổ biến khi người ta đưa 1 con bò đực và 1 con gấu vào đấu trường.
Bull Market và Bear Market thể hiện điều gì?
1. Cung và cầu
Trong một Bull Market (Thị trường bò), chúng ta thấy lực cầu mạnh và nguồn cung yếu. Nói cách khác, nhiều nhà đầu tư muốn mua trong khi ít người sẵn sàng bán. Do đó, giá tài sản sẽ tăng lên khi các nhà đầu tư cạnh tranh để có được tài sản có sẵn.
Trong một Bear Market (Thị trường gấu), điều ngược lại sẽ xảy ra khi nhiều người đang tìm cách bán hơn mua.
2. Tâm lý nhà đầu tư
Bởi vì hành vi của thị trường sẽ bị tác động và quyết định bởi cách các cá nhân nhận thức hành vi đó, tâm lý và cảm tính của nhà đầu tư ảnh hưởng đến việc thị trường sẽ tăng hay giảm. Hiệu suất thị trường và tâm lý nhà đầu tư phụ thuộc lẫn nhau.
Trong một Bull Market (Thị trường bò), các nhà đầu tư sẵn sàng tham gia với hy vọng thu được lợi nhuận.
Trong một Bear Market (Thị trường gấu), tâm lý thị trường tiêu cực khi các nhà đầu tư (Trader) bắt đầu chuyển tiền ra khỏi thị trường chứng khoán, Forex và đầu tư vào những tài sản ít rủi ro hơn như trái phiếu, vàng, các đồng tiền an toàn khi chờ đợi một động thái tích cực trên thị trường rủi ro hơn.
Tóm lại, sự sụt giảm của giá trong thị trường tài chính có thể làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư, điều này khiến các nhà đầu tư bán tài sản và rút khỏi thị trường, do đó, gây ra sự sụt giảm giá chung khi dòng tiền ra tăng.
3. Sự thay đổi trong hoạt động kinh tế
Thị trường Forex có liên kết chặt chẽ với nền kinh tế, bởi vì sau tất cả nền kinh tế, chính sách điều hành của một quốc gia và các doanh nghiệp có cổ phiếu đang giao dịch trên các sàn giao dịch là những yếu tố quyết định của thị trường.
Bear Market (Thị trường gấu) có liên quan đến một nền kinh tế yếu vì hầu hết các doanh nghiệp không có lợi nhuận lớn vì người tiêu dùng không chi tiêu gần đủ và các chính sách không ủng hộ. Tất nhiên, sự sụt giảm lợi nhuận này ảnh hưởng trực tiếp đến cách thị trường định giá cổ phiếu và các tài sản liên quan. Trong một Bull Market (Thị trường bò), điều ngược lại xảy ra, khi thu nhập của mọi người tăng họ sẽ sẵn sàng chi tiêu hơn, điều này giúp thúc đẩy và củng cố nền kinh tế.
Nên đầu tư như thế nào trong Bull Market
Bull Market (Thị trường bò) có rất nhiều công cụ và chiến lược đầu tư để kiếm lợi nhuận trong thị trường tích cực này. Trong một Bull Market (Thị trường bò), nhà đầu tư (Trader) có thể làm là mua tài sản sớm theo xu hướng và bán chúng khi đạt đỉnh để tận dụng tối đa chênh lệch giá tăng. Có thể nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc “bắt đáy” và “bắt đỉnh” tuy nhiên các chỉ số kỹ thuật, công cụ phân tích và biểu đồ nâng cao có thể giúp nghiên cứu xu hướng và tìm kiếm các mẫu hình đầu tư cũng như tìm ra các điểm ra/vào lệnh để tối ưu lợi nhuận.
· Mua và giữ – Buy & hold là một trong những chiến lược cơ bản nhất, xoay quanh quá trình mua tài sản và giữ, hy vọng sẽ bán với giá cao hơn trong tương lai.
· Đầu tư vào tài sản khi chúng đang trong giai đoạn thoái lui – Giả sử rằng thị trường tăng giá tiếp tục, ý tưởng đằng sau phương pháp này là giá của tài sản sẽ nhanh chóng tăng trở lại sau đó, và mua ở mức thoái lui chính là nhà đầu tư đang mua ở một mức giá chiết khấu.
· Giao dịch tích cực – Active trading là một cách tiếp cận khác để kiếm lợi nhuận trong một thị trường tăng giá, bao gồm một loạt các phương thức giao dịch như giao dịch trong ngày, và giao dịch swing. Active trading được biết đến như là cách tích cực nhất để cố gắng tận dụng các thị trường đang tăng. Sử dụng chiến lược này để có được lợi nhuận tối đa, các nhà đầu tư tích cực tham gia vào thị trường, sử dụng bán khống và các kỹ thuật khác.
· Hợp đồng chênh lệch giá – Contracts for Difference (CFD) lý tưởng khi nhà đầu tư muốn kiếm lợi nhuận từ việc tăng giá của một tài sản cụ thể. Không cần phải sở hữu tài sản thực tế, giao dịch CFD cung cấp cho bạn cơ hội sử dụng đòn bẩy. Về cơ bản, điều đó có nghĩa là bạn có thể kiểm soát khối lượng tài sản lớn hơn nhiều bằng cách gửi một lượng vốn ban đầu nhỏ hơn. Nó cũng phóng to đáng kể lợi nhuận tiềm năng của bạn, cũng như các khoản lỗ tiềm năng của bạn.
Nhà đầu tư phải làm gì khi gặp Bear Market
· Nếu bạn đang đối đầu với một Bear Market (Thị trường gấu), bạn cần phải sáng suốt, điềm tĩnh hơn. Giữ bình tĩnh – Khi điều kiện thị trường có xu hướng đi xuống, hầu hết các nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy lo lắng về các khoản đầu tư và tương lai tài chính của mình. Điều quan trọng là nhà đầu tư cần giữ bình tĩnh và có cái nhìn tổng quan khi mọi thứ bắt đầu đi xuống không nên mắc sai lầm rút tất cả các khoản đầu tư của mình khi gặp thị trường Bear Market (Thị trường gấu) vì điều này sẽ khiến bạn thua lỗ và mất lợi nhuận khi thị trường bắt đầu tăng trở lại.
Nếu bạn gặp phải một con gấu trong tự nhiên, cách hành động tốt nhất của bạn sẽ là giữ bình tĩnh và giả chết. Bạn cũng có thể giả “chết” với một thị trường Bear Market (Thị trường gấu) theo cách tương tự! Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng Margin – đòn bẩy, thì nên tất toán các khoản đầu tư sử dụng đòn bẩy để tránh margin call không cần thiết.
· Quản lý rủi ro – Kết quả dài hạn sẽ là gì nếu nhà đầu tư vẫn tham gia Bear Market (Thị trường gấu), thay vì rút các khoản đầu tư của mình khi mọi thứ bắt đầu giảm?
Nhà đầu tư (Trader) cần có đủ vốn trên tài khoản giao dịch để chịu được sự thay đổi giá trị của loại tiền tệ cho đến khi tiền tệ di chuyển theo hướng bạn muốn. Nếu nhà đầu tư (Trader) không có đủ vốn, giao dịch của bạn có thể bị tự động đóng và bạn mất tất cả mọi thứ bạn đã đầu tư vào giao dịch đó, ngay cả khi tiền tệ sau đó di chuyển theo hướng bạn mong đợi.
· Đa dạng hóa các loại đầu tư – Khi thị trường trở lại bình thường, hãy đánh giá danh mục đầu tư của bạn và thêm các khoản đầu tư để đa dạng hóa danh mục. Có nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt và các khoản đầu tư khác sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi rủi ro khi thị trường đi xuống.
Hãy chủ động về đa dạng hóa trước khi thị trường bắt đầu xu hướng đi xuống và luôn tận dụng các cơ hội để thêm các tùy chọn đa dạng vào danh mục đầu tư của bạn. Điều này mang đến cho bạn cơ hội lớn nhất để hưởng lợi từ sự tăng trưởng trên nhiều thị trường khác nhau và làm giảm cơ hội bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi một thị trường đang suy giảm.
· Tận dụng cơ hội mua – Nhà đầu tư không nên hành động ngay khi gặp Bear Market (Thị trường gấu), nhưng có thể thực hiện một vài động thái được tính toán để tận dụng các điều kiện thị trường.
Hầu hết toàn bộ các công ty đều bị ảnh hưởng trong một Bear Market (Thị trường gấu), bạn có thể mua tài sản hoặc cổ phiếu ở mức giá thấp hơn giá trị thật, và khả năng cao sẽ hồi phục ngay khi điều kiện thị trường được cải thiện. Lưu ý, không nên đưa vào thị trường nhiều hơn những gì bạn sẵn sàng mất.
· Đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro – Nhà đầu tư nên đánh giá lại khả năng tài chính và tình trạng của mình, sau đó làm việc với nhà môi giới đầu tư hoặc cố vấn tài chính đáng tin cậy để xác định xem mức độ rủi ro hiện tại của danh mục đầu tư của bạn có phù hợp hay không. Nếu nhà đầu tư muốn tìm kiếm các khoản đầu tư dài hạn thì không cần một danh mục đầu tư siêu rủi ro để tăng lợi nhuận của mình.
Yếu tố quyết định chính trong Bull Market và Bear Market không chỉ là phản ứng tạm thời của thị trường đối với một sự kiện cụ thể, mà là cách nó hoạt động trong thời gian dài.
Sideway là gì?
Sideway là báo hiệu nền kinh tế có dấu hiệu không tăng và cũng không giảm theo thời gian, có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Liên quan với tăng niềm tin của nhà đầu tư, nhà đầu tư giữ các mức vốn ổn định. Một xu hướng đi ngang (Sideway) trong thị trường tài chính thường bắt đầu trước khi nền kinh tế nói chung có dấu hiệu chững lại sau một giai đoạn tăng mạnh hoặc giảm mạnh.
Cách xác định Sideway
Xu hướng ngang (Sideway) là giá đi ngang, tạo các đỉnh và đáy mới bằng các đỉnh và đáy cũ Theo đó, Sideway thông thường sẽ dễ giao dịch hơn, bởi thị trường chỉ đi lên và xuống giữa hai mức hỗ trợ và kháng cự. Tuy nhiên lợi nhuận kiếm được từ thị trường này không nhiều bằng thị trường có xu hướng rõ ràng.
Đây là điều rất quan trọng bởi giai đoạn này là lúc mà xu hướng không rõ ràng. Nhiều trader sẽ hạn chế giao dịch, vì giá rất dễ “phản chủ” lật lên, lật xuống, vừa tăng đã giảm, vừa giảm đã tăng, có thể khiến trader bị cắt lỗ liên tục, gây tổn thất lớn lao trong giao dịch.
Để xác định một thị trường Sideway đi ngang, trước tiên bạn phải tìm ra các mức hỗ trợ và kháng cự. Thị trường được coi là đã chuyển sang xu hướng Sideway khi xuất hiện đến 4 điểm đảo chiều xu hướng nhưng giá vẫn chưa hình thành đỉnh mới cao hơn (Uptrend) hoặc đáy mới thấp hơn (Downtrend).
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
WikiFX là ứng dụng tra cứu sàn môi giới toàn cầu đầu tiên tại Việt Nam. Với kho dữ liệu khổng lồ hơn 25000 broker và sự tin tưởng của hơn 3 triệu người dùng trên toàn thế giới.
*Cảnh báo rủi ro: Trước khi bắt đầu giao dịch, bạn phải hiểu rõ những rủi ro liên quan đến các giao dịch sử dụng đòn bẩy và cần phải có kinh nghiệm cần thiết để làm việc trên thị trường Forex.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Giá cổ phiếu tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ nhật sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 2 ở mức đóng cửa kỷ lục mới, phục hồi sau đợt bán tháo lớn do lo ngại về biến thể omicron coronavirus.
Tờ Bloomberg đưa tin, hàng loạt bài bình luận từ các tổ chức hàng đầu của Trung Quốc cho thấy các nhà chức trách đang đẩy mạnh nỗ lực đưa ra thông điệp quốc tế về sự sụp đổ của Evergrande Group. Điều đáng nói là việc này được tiến hành ngay cả khi bản thân công ty bất động sản này vẫn giữ im lặng về tình trạng vỡ nợ của mình.
FxPro
Vantage
FP Markets
EC Markets
FXTM
ATFX
FxPro
Vantage
FP Markets
EC Markets
FXTM
ATFX
FxPro
Vantage
FP Markets
EC Markets
FXTM
ATFX
FxPro
Vantage
FP Markets
EC Markets
FXTM
ATFX