简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Giá dầu tiếp tục tăng nới rộng đà tăng ngay cả sau khi các nhà sản xuất OPEC+ duy trì nâng mức sản lượng mục tiêu trong tháng 02/2022 và dự trữ nhiên liệu tại Mỹ tăng vọt do nhu cầu giảm khi số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 1.22 USD (tương đương 1.5%) lên 81.22 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI tăng 1.32 USD (tương đương 1.7%) lên 78.31 USD/thùng.
Dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt 2.1 triệu thùng trong tuần trước, một phần nhờ các ưu đãi về thuế dành cho các nhà sản xuất để giảm lượng dự trữ trước cuối năm.
Tuy nhiên, dự trữ xăng vọt hơn 10 triệu thùng và dự trữ các sản phẩm chưng cất tăng 4.4 triệu thùng. Các chuyên gia phân tích cho rằng do nhu cầu suy yếu trong tuần cuối năm 2021 khi người dân bị ảnh hưởng tiêu cực từ biến thể Omicron.
Mỹ đã báo cáo gần 1 triệu ca nhiễm Omicron vào ngày 03/01, số ca nhiễm mỗi ngày cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và cao gần gấp đôi so với mức đỉnh trước đó Mỹ đã ghi nhận cách đây 1 tuần. Tổng sản phẩm được cung cấp, một thước đo nhu cầu, đã giảm mạnh, mặc dù 4 tuần qua đã chứng kiến nhu cầu mạnh hơn so cùng kỳ 2 năm trước trước khi đại dịch bùng phát.
“Nhu cầu sản phẩm – đặc biệt là xăng – giảm, cho thấy người dân đang thận trọng trong việc đi lại sau sự gia tăng số ca nhiễm biến thể Omicron”, Caroline Bain, Chuyên gia kinh tế trưởng về hàng hóa tại Capital Economics, nhận định.
Các nhà sản xuất OPEC+, bao gồm các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh như Nga, vào ngày 04/01 đã nhất trí tăng thêm 400,000 thùng/ngày trong tháng 02/2022, như đã hành động mỗi tháng kể từ tháng 8/2021 đến nay.
Tuy nhiên, OPEC+ vẫn có thể sẽ gặp khó khăn để đạt được mục tiêu này, khi các thành viên gồm Nigeria, Angola và Libya vấp phải nhiều khó khăn trong tăng cường sản xuất.
Barclays dự báo giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 80 USD/thùng vào năm 2022.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Khi giá dầu thế giới phục hồi nhẹ sau đợt giảm mạnh, thị trường chứng khoán Mỹ lại vẫn “chưa chắc chân” sau báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) gần đây.
Những thay đổi từ chính sách kinh tế vĩ mô, động thái từ các ngân hàng trung ương, cùng với tình hình chính trị phức tạp đã tạo nên một mạng lưới ảnh hưởng đan xen, khiến thị trường biến động đáng kể. Những biến động này không chỉ tác động lên nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Giá dầu thế giới hiện đang chứng kiến đợt sụt giảm mạnh, bị ảnh hưởng bởi hàng loạt yếu tố kinh tế và chính trị toàn cầu.
Giữa những biến động liên tiếp của thị trường tài chính quốc tế, giá dầu và chứng khoán Mỹ đã trải qua một tuần đầy sóng gió, phản ánh sự phức tạp của bối cảnh kinh tế sau khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống.
GO MARKETS
FP Markets
FXTM
XM
ATFX
FBS
GO MARKETS
FP Markets
FXTM
XM
ATFX
FBS
GO MARKETS
FP Markets
FXTM
XM
ATFX
FBS
GO MARKETS
FP Markets
FXTM
XM
ATFX
FBS