简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Bulgaria và Ba Lan cho biết tập đoàn Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng vận chuyển khí đốt tới hai nước này từ ngày 27/4.
Bulgaria và Ba Lan cho biết tập đoàn Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng vận chuyển khí đốt tới hai nước này từ ngày 27/4.
Bộ Kinh tế Bulgaria ngày 26/4 ra tuyên bố xác nhận “nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Gazprom Export sẽ bị đình chỉ từ ngày 27/4”. Phía Bulgaria thêm rằng họ đã luôn đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ và thanh toán đầy đủ theo yêu cầu của hợp đồng hiện tại “một cách kịp thời, nghiêm ngặt và phù hợp với các điều khoản”.
Công ty khí đốt PGNiG của Ba Lan cùng ngày cho biết Gazprom đã thông báo với họ về quyết định đình chỉ giao khí đốt theo hợp đồng Yamal từ ngày 27/4.
Ba Lan nhập khẩu khí đốt hóa lỏng thông qua một kho lưu trữ bên bờ biển Baltic và hy vọng nhận được nguồn cung từ Na Uy qua dự án Đường ống Baltic, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay và đáp ứng khoảng 50% lượng tiêu thụ của đất nước.
Về phía Bulgari, Bộ Năng lượng nước này hôm qua cho hay các nhà khai thác khí đốt thuộc sở hữu nhà nước gồm Bulgargaz và Bulgartransgaz đã chuẩn bị các thỏa thuận về nguồn cung thay thế.
Dữ liệu kiểm kê kho chứa khí đốt của các nhà khai thác ở EU cho thấy cơ sở lưu trữ duy nhất của Bulagria tại Chiren chỉ đầy hơn 17% vào ngày 25/4.
Bulgaria gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung từ Nga với mức tiêu thụ hàng năm lên tới khoảng 3 tỷ mét khối khí đốt. Quốc gia Balkan chỉ nhận được một lượng nhỏ từ Azerbaijan mà họ hy vọng sẽ tăng lên sau khi hoàn thành đường ống dẫn với nước láng giềng Hy Lạp vào cuối năm nay.
Hợp đồng dài hạn của Bulgaria với Gazprom dự kiến hết hạn vào cuối năm 2022. Tình trạng không chắc chắn về việc gia hạn hợp đồng do căng thẳng liên quan xung đột Ukraine đã thúc đẩy Sofia tìm kiếm nguồn thay thế, gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng từ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, Điện Kremlin từng cảnh báo các nước thành viên EU rằng nguồn cung khí đốt sẽ bị cắt trừ khi họ thanh toán bằng đồng ruble.
Bộ Năng lượng Bulgaria không nói rõ họ có từ chối cách thức thanh toán này hay không, nhưng nói rằng “thủ tục thanh toán mới do Nga đề xuất không tuân thủ hợp đồng hiện tại có hiệu lực tới cuối năm nay”.
Liên minh châu Âu là một thị trường lớn của khí đốt Nga, khi nhận khoảng 40% nguồn cung từ Moskva vào năm 2021.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Những thay đổi từ chính sách kinh tế vĩ mô, động thái từ các ngân hàng trung ương, cùng với tình hình chính trị phức tạp đã tạo nên một mạng lưới ảnh hưởng đan xen, khiến thị trường biến động đáng kể. Những biến động này không chỉ tác động lên nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Giá dầu thế giới hiện đang chứng kiến đợt sụt giảm mạnh, bị ảnh hưởng bởi hàng loạt yếu tố kinh tế và chính trị toàn cầu.
Giữa những biến động liên tiếp của thị trường tài chính quốc tế, giá dầu và chứng khoán Mỹ đã trải qua một tuần đầy sóng gió, phản ánh sự phức tạp của bối cảnh kinh tế sau khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống.
Giá dầu thế giới và thị trường chứng khoán Mỹ hiện đang đan xen và chuyển biến mạnh mẽ, khi từng biến số, từ địa chính trị đến chính sách kinh tế, đều góp phần tạo nên một chuỗi tác động phức tạp.
Octa
FxPro
IQ Option
OANDA
HFM
STARTRADER
Octa
FxPro
IQ Option
OANDA
HFM
STARTRADER
Octa
FxPro
IQ Option
OANDA
HFM
STARTRADER
Octa
FxPro
IQ Option
OANDA
HFM
STARTRADER