简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Việc scam trong ngành Forex không còn chỉ dừng lại ở việc các sàn Forex không đủ uy tín lùa gà trong các nhóm tín hiệu, hay là kêu gọi đầu tư với việc đưa ra những ưu đãi, đảm bảo lợi nhuận.
Việc scam trong ngành Forex không còn chỉ dừng lại ở việc các sàn Forex không đủ uy tín lùa gà trong các nhóm tín hiệu, hay là kêu gọi đầu tư với việc đưa ra những ưu đãi, đảm bảo lợi nhuận. Các chiêu trò scam Forex hiện tinh vi hơn nhiều. Các đối tượng mạo danh các cá nhân và tổ chức có uy tín, cắt ghép, chỉnh sửa thông tin, đính kèm logo của báo đăng tải trên mạng xã hội kêu gọi tham gia khóa học, lớp học đầu tư tiết kiệm.
Cụ thể, ngày 26.9.2022, Báo Lao Động đăng tải bài viết với tựa đề “Lương giáo viên thấp, sao có người kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng?”. Bài báo phản ánh thực trạng mức lương của giáo viên và nguồn thu khác nhau của mỗi nhà giáo.
Lợi dụng thông tin từ bài báo này, chiều ngày 22.5.2023, một đối tượng có nick Facebook là Văn Ngọc Tú đã ghép hình ảnh một nữ giáo viên mặc áo dài màu vàng vào bài báo trên. Đáng nói, tựa đề vẫn không đổi nhưng đoạn chapeau - phần diễn giải tiêu đề đã bị “biến tấu” thành một nội dung hoàn toàn khác.
Cụ thể, bài báo giả mạo Báo Lao Động chỉnh sửa sapo có nội dung: “Theo bật mí của cô Tú, nhiều giáo viên có thu nhập từ 50 triệu đến 300 triệu đồng mỗi tháng nhờ đầu tư ủy thác”.
Tinh vi hơn, dưới đoạn sapo đối tượng còn diễn giải thêm, việc này với mục đích mong muốn phụ nữ ngày nay có thể độc lập, tự chủ về kinh tế…
Sau khi chụp màn hình bài báo giả mạo, đối tượng có nick Facebook Văn Ngọc Tú chia sẻ kèm các thông tin tiền đổ vào tài khoản từ 100.000 đồng - 500.000 đồng. “Bản thân mình là một giáo viên, chia sẻ từ cá nhân của mình mỗi ngày chỉ 15 phút giờ ra chơi để ủy thác với một chiếc điện thoại và tài khoản banking đã có thể thu tiền về hàng tháng lên tới 9 con số. Điều bất ngờ hơn là mình cũng chỉ xuất phát điểm ban đầu là con số rất nhỏ chưa tới 500.000 đồng. Ai quan tâm có thể nhắn tin cho Tú hướng dẫn tận tình nhé” - đối tượng này viết.
Theo ghi nhận, ngoài bài viết trên, đối tượng Văn Ngọc Tú còn đăng kèm hình ảnh “cô giáo Tú” với nhiều khoảnh khắc đi chơi với đồng nghiệp, gia đình, bạn bè nhằm tăng thêm độ tin cậy. Không chỉ vậy, đối tượng này cũng đăng tải những hình ảnh chia sẻ đã có 675 người rút tiền thành công từ hình thức đầu tư này.
Sáng 23.5, khi phóng viên tìm cách liên hệ để phản hồi về việc đối tượng giả mạo, cắt ghép hình ảnh thông tin trên Báo Lao Động, đối tượng lập tức khóa Facebook.
Gần đây, sự việc có một đối tượng sử dụng hình ảnh của diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc để kêu gọi đầu tư cũng khá thu hút người quan tâm. Một Fanpage có tên T.C.K.T đăng tải hình ảnh của Ninh Dương Lan Ngọc kèm theo lời kêu gọi tham gia khóa học đầu tư tiết kiệm. Trang này cam kết lợi nhuận có thể đạt được từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng mỗi ngày.
Hôm 23.5, phía công ty của Ninh Dương Lan Ngọc lên tiếng về thông tin này. Đơn vị cho biết một số tổ chức sử dụng trái phép, xuyên tạc đoạn talkshow của diễn viên 9X cho một nhãn hàng ngành chứng khoán, nhưng lại bị cắt ghép với mục đích kêu gọi tham gia khóa học, lớp học đầu tư tiết kiệm.
Thậm chí, có nhiều đối tượng tự xưng bản thân là giảng viên để đi lùa gà. Cụ thể, các trang Facebook giới thiệu: “Bản thân là một giảng viên đại học, đã tìm hiểu kiến thức về đầu tư ủy thác từ các chuyên gia. Mỗi ngày chỉ 15 phút để ủy thác với chiếc điện thoại và tài khoản banking đã có thể thu về khoản thu nhập ngoài lương hàng tháng. Họ có kiến thức, phương pháp và lên kế hoạch giao dịch, để tối ưu cơ hội sinh lời và giảm thiểu nguy cơ thua lỗ”. Theo đó, các quảng cáo này mời gọi khách hàng quan tâm có thể liên hệ để được tư vấn.
Liên hệ theo fanpage Cao Thị Tuyết Ánh, người này cho biết: “Em ngoài đi dạy có đầu tư thêm ngoại hối. Em thấy nhiều người quan tâm nên có hỏi qua các chuyên gia để giúp mọi người tiếp cận thêm mảng đầu tư này. Đây là đầu tư ăn lợi nhuận trên chênh lệch các đồng tiền ngoại tệ. Mô hình lướt sóng theo từng nhịp mã”.
Sau đó, chủ trang facebook đã gửi cho khách hàng đường dẫn đến website có tên miền quốc tế nasdaqivn.com. Theo đó, người này đề nghị khách hàng đăng ký và ghi nội dung là Nasda67.
Khi khách hàng hỏi, nasdaqivn.com là của công ty nào thì người tư vấn không ngại mạo danh là của Sàn giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE). Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa lên tiếng cảnh báo về hiện tượng giả mạo logo của cơ quan này để lôi kéo nhà đầu tư trên các hội nhóm trên mạng xã hội. Trên website của HOSE, cơ quan này cho biết: Thời gian gần đây xuất hiện một số đơn vị cung cấp dịch vụ đầu tư tài chính, chứng khoán giả mạo HOSE khi sử dụng logo và tên viết tắt của HOSE mời gọi nhà đầu tư trong các hội nhóm trên các trang mạng xã hội.
HOSE khẳng định các thông tin trên là giả mạo. Luật Chứng khoán quy định ngoài Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công ty con (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội), không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán.
Chiêu trò của các đối tượng scam càng ngày càng khó đoán. WikiFX cảnh báo traders dùng mạng xã hội cần tỉnh táo, trước khi đầu tư cần kiểm tra cân nhắc kỹ càng. Quan trọng nhất, nhà đầu tư cần tự trang bị kiến thức, tìm hiểu kỹ về các thủ tục pháp lý xem công ty đó có được cơ quan chức năng cấp phép hay không rồi mới quyết định đầu tư.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
TMGM
IQ Option
Tickmill
IC Markets Global
FxPro
GO MARKETS
TMGM
IQ Option
Tickmill
IC Markets Global
FxPro
GO MARKETS
TMGM
IQ Option
Tickmill
IC Markets Global
FxPro
GO MARKETS
TMGM
IQ Option
Tickmill
IC Markets Global
FxPro
GO MARKETS