简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Năm 2021 đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của giá dầu trên thị trường toàn cầu, đảo ngược đà giảm của những năm trước đó. Nhưng năm 2022 lại đặt ra nhiều thách thức mới với thị trường “vàng đen”.
Năm 2021 đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của giá dầu trên thị trường toàn cầu, đảo ngược đà giảm của những năm trước đó. Nhưng năm 2022 lại đặt ra nhiều thách thức mới với thị trường “vàng đen”.
1. 2021 – Năm của sự khởi sắc mạnh mẽ
Giá dầu thế giới tăng mạnh trong năm 2021 do tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 gia tăng, các quy định hạn chế liên quan đến đại dịch được nới lỏng và nền kinh tế phục hồi khiến nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng nhanh hơn nguồn cung.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao ngay khởi đầu năm 2021 ở mức 50 USD/thùng và đạt đỉnh hơn 86 USD/thùng vào tháng Mười trước khi giảm xuống trong những tuần cuối năm. Mức giá trung bình của dầu Brent trong năm 2021 đạt 71 USD/thùng, mức cao nhất trong ba năm qua. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng có những diễn biến tương tự như dầu Brent, tăng cao nhất trong tháng Mười lên mức hơn 85 USD/thùng và ghi nhận mức giá trung bình trong năm thấp hơn 3 USD/thùng so với dầu Brent.
Tính chung cả năm 2021, giá dầu Brent tăng 50,5%, mức tăng theo năm lớn nhất kể từ năm 2016. Trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng 55,5%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2009, khi giá loại dầu tiêu chuẩn này tăng hơn 70%.
Sản lượng dầu tăng chậm hơn nhu cầu trong năm 2021 chủ yếu là do thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, bắt đầu vào cuối năm 2020.
Theo những ước tính trong báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn mà Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) đưa ra vào tháng 12/2021, sản lượng dầu thô của Mỹ trong năm vừa qua đã giảm 0,1 triệu thùng/ngày so với năm 2020 và giảm 1,1 triệu thùng/ngày so với năm 2019. Ngoài ra, thời tiết lạnh giá vào tháng Hai và các trận bão vào tháng Tám cũng góp phần vào sự suy giảm này. Thêm vào đó là xu hướng giảm đầu tư của các nhà sản xuất dầu Mỹ kể từ giữa năm 2020.
Nhu cầu gia tăng và nguồn cung dầu thô suy giảm đã khiến lượng nhiên liệu dự trữ trên toàn cầu liên tục giảm xuống từ tháng Hai đến hết tháng 12, từ đó góp phần khiến giá dầu thô gia tăng. Mức giảm lớn nhất trong lượng nhiên liệu dự trữ được ghi nhận trong tháng Hai, khi Saudi Arabia giảm sản lượng đi 1 triệu thùng/ngày, và Mỹ trải qua thời tiết giá lạnh khắc nghiệt, khiến nhiều giếng dầu đóng băng và sản lượng dầu thô của nước này giảm 1,3 triệu thùng/ngày.
Trong báo cáo nói trên, EIA ước tính lượng dầu dự trữ đã giảm 469 triệu thùng trên toàn cầu trong năm 2021, mức giảm theo năm mạnh nhất kể từ năm 2007.
2. Năm 2022 và ba ẩn số lớn
Giới chuyên gia dự đoán giá dầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022, khi nhu cầu nhiên liệu máy bay phục hồi. Bên cạnh đó, các chuyên gia của OPEC nhận định biến thể Omicron chỉ tác động nhẹ đến nhu cầu và đà tăng của giá dầu được dự đoán sẽ tiếp diễn trong năm 2022. Dù biến thể Omicron vẫn đang lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới, song có dấu hiệu cho thấy biến thể này ít nghiêm trọng hơn so với quan ngại ban đầu của thị trường.
Nhưng năm 2022 vẫn đặt ra những thách thức mới với thị trường “vàng đen”. Trong đó, bất lợi đầu tiên là giá dầu khởi đầu năm nay với một xuất phát điểm cao hơn nhiều so với một năm trước, nên có thể sẽ còn ít dư địa tăng hơn.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều nghi vấn, mà một vài vấn đề trong số đó có thể làm chệch hướng đi của thị trường. Trong đó, ba ẩn số lớn nhất đối với thị trường “vàng đen” trong năm nay là kế hoạch cân bằng giá và thị phần của OPEC, những ý định của Nga tại Ukraine (U-crai-na), và sản lượng của các nhà sản xuất dầu của Mỹ.
Mới đây, hãng tin Reuters trích một báo cáo từ Ủy ban kỹ thuật chung (JTC) của OPEC+ cho biết nhóm này đánh giá tác động của biến thể Omicron đối với thị trường dầu mỏ khá nhẹ và tạm thời, qua đó để ngỏ khả năng liên minh này sẽ tiếp tục tăng sản lượng hơn nữa. Báo cáo trên cũng giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2021 và 2022 và lần lượt ở các mức 5,7 triệu thùng/ngày và 4,2 triệu thùng/ngày.
Ngày 4/1 vừa qua, sau một cuộc họp trực tuyến ngắn, 23 thành viên của OPEC+ đã nhất trí duy trì chính sách dầu mỏ hiện nay là tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày vào tháng Hai, trong bối cảnh biến thể Omicron vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ. Đây là mức mà tổ chức này đã thực hiện từ tháng 5/2021. Cùng ngày, Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng OPEC+ (JMMC) cho biết thị trường dầu toàn cầu hiện đang ở trạng thái cân đối, song sẽ rơi vào tình trạng dư cung từ quý I/2022.
OPEC cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ về chính trị. Cuối năm 2021, nhiều nước tiêu thụ dầu, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, đã công bố các kế hoạch bán dầu từ các kho dự trữ quốc gia trong nỗ lực nhằm kiềm chế đà tăng giá năng lượng. Hành động phối hợp này chưa từng có tiền lệ và đánh dấu một kỷ nguyên mới cho giá dầu, mà ở đó, nếu OPEC đẩy giá đi lên, các nước tiêu thụ dầu có thể sẽ tự nỗ lực kìm hãm đà tăng giá.
Bà Helima Croft, chuyên gia phân tích của ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets, nhận định các thành viên OPEC sẽ phải cân bằng mong muốn gia tăng dự trữ ngoại hối của mình với sự cần thiết phải làm hài lòng các nước tiêu thụ dầu vốn rất có tiếng nói trên thị trường.
Bên cạnh đó, một thành viên trong liên minh OPEC+ cũng có thể gây ra một cú sốc lớn hơn nhiều. Căng thẳng Nga-Ukraine có thể khơi mào các lệnh trừng phạt từ Mỹ và các nước khác, từ đó có thể khiến giá năng lượng gia tăng. Bà Croft cho rằng một kịch bản đối đầu về quân sự như vậy có thể tác động rất mạnh đến thị trường, đặc biệt khi tình hình nguồn cung năng lượng tại châu Âu đang căng thẳng.
Trong khi các động thái của OPEC và Nga có thể tạo áp lực tăng giá đối với dầu, thì yếu tố thứ ba lại có thể đẩy giá dầu đi xuống. Các nhà sản xuất dầu của Mỹ đã cam kết sẽ giảm dần sản lượng, để thay vào đó họ có thể tập trung hơn vào việc chi trả cổ tức cho các cổ đông. Nếu họ vẫn giữ cam kết này, giá dầu sẽ vững đà đi lên.
Nhưng lại có nhiều dấu hiệu cho thấy nhiều nhà sản xuất dầu của Mỹ đang nóng vội tận dụng đà tăng giá của “vàng đen”, và có thể sẽ muốn gia tăng sản lượng. Lịch sử đã cho thấy sự gia tăng sản lượng quá mức thường khiến giá dầu giảm mạnh. EIA đã dự đoán sản lượng dầu của Mỹ sẽ tăng đều từ mức 11,7 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2021 lên trung bình 11,8 triệu thùng/ngày trong năm 2022.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy nhiều công ty đang đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy sản lượng. Cuộc khảo sát về năng lượng mới nhất của chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại Dallas đối với các công ty ở Texas, Louisiana, và New Mexico cho thấy 49% trong số này đang cân nhắc đưa việc gia tăng sản lượng thành mục tiêu hàng đầu của họ trong năm 2022.
Và một số liệu khác có thể sẽ nêu bật vấn đề hơn. Đó là các công ty này đang xây dựng các kế hoạch của mình dựa trên mức giá dầu trung bình 64 USD/thùng, cao hơn nhiều so với mức giá cơ sở 54 USD/thùng để hoạch định chiến lược trong các năm 2019 và 2020. Nếu các công ty bắt đầu dự đoán giá dầu sẽ ở mức cao trong một thời gian dài, họ có thể sẽ bắt đầu khai thác nhiều hơn, từ đó có khả năng dẫn đến đợt giảm giá tiếp theo.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Khi giá dầu thế giới phục hồi nhẹ sau đợt giảm mạnh, thị trường chứng khoán Mỹ lại vẫn “chưa chắc chân” sau báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) gần đây.
Những thay đổi từ chính sách kinh tế vĩ mô, động thái từ các ngân hàng trung ương, cùng với tình hình chính trị phức tạp đã tạo nên một mạng lưới ảnh hưởng đan xen, khiến thị trường biến động đáng kể. Những biến động này không chỉ tác động lên nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Giá dầu thế giới hiện đang chứng kiến đợt sụt giảm mạnh, bị ảnh hưởng bởi hàng loạt yếu tố kinh tế và chính trị toàn cầu.
Giữa những biến động liên tiếp của thị trường tài chính quốc tế, giá dầu và chứng khoán Mỹ đã trải qua một tuần đầy sóng gió, phản ánh sự phức tạp của bối cảnh kinh tế sau khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống.
FOREX.com
OANDA
FxPro
Octa
Pepperstone
Tickmill
FOREX.com
OANDA
FxPro
Octa
Pepperstone
Tickmill
FOREX.com
OANDA
FxPro
Octa
Pepperstone
Tickmill
FOREX.com
OANDA
FxPro
Octa
Pepperstone
Tickmill