简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Lạm phát ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ và lãi suất sắp tăng đã khiến thị trường trái phiếu đang trải qua một tháng tồi tệ. Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine hoàn toàn có thể thay đổi điều đó.
Mối quan hệ giữa hai nước láng giềng Nga và Ukraina gần đây trở nên căng thẳng. Các nhà phân tích nhận định một nhiều thị trường hàng hóa, từ giá lúa mì đến năng lượng và trái phiếu chính phủ của khu vực bằng USD hay các tài sản an toàn sẽ đều cảm nhận rõ tác động từ bầu không khí căng thẳng gia tăng giữa 2 bên.
1. Tiền sẽ chảy vào những nơi trú ẩn an toàn
Lạm phát ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ và lãi suất sắp tăng đã khiến thị trường trái phiếu đang trải qua một tháng tồi tệ. Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine hoàn toàn có thể thay đổi điều đó.
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn hai năm đã chứng kiến mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2016, trong khi lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm hướng tới ngưỡng quan trọng 2%. Tại Đức, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên kể từ năm 2019 tăng lên trên 0%.
Một sự kiện rủi ro lớn thường khiến các nhà đầu tư đổ xô trở về với trái phiếu – nơi đại diện cho tài sản an toàn nhất trên hành tinh, và lần này có thể cũng sẽ không có gì khác, ngay cả khi nếu Nga tấn công Ukraina có nguy cơ sẽ làm tăng giá dầu – và từ đó đẩy lạm phát tăng lên.
“Rõ ràng nếu Ukraine có vấn đề gì thì tốt nhất nên nắm giữ trái phiếu kho bạc, và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm sẽ lên tới 2%”, Padhraic Garvey, người phụ trách bộ phận nghiên cứu khu vực Châu Mỹ của ING cho biết.
Những nơi trú ẩn an toàn khác, bao gồm vàng – đã tăng giá lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng – và đồng yên Nhật.
2. Thị trường khí thiên nhiên và dầu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề
Thị trường năng lượng có thể bị ảnh hưởng nếu căng thẳng giữa hai nước chuyển thành xung đột. Châu Âu phụ thuộc khoảng 35% vào khí đốt tự nhiên của Nga, chủ yếu được dẫn qua các đường ống xuyên Belarus và Ba Lan đến Đức, đường ống Nord Stream 1 đi thẳng đến Đức và các đường ống khác qua Ukraine.
Tình hình sẽ càng trở nên nghiêm trọng khi ngoài việc châu Âu phụ thuộc vào Nga về khí đốt thì nguồn cung khí dự trữ hiện tại của khu vực này cũng đang ở mức thấp.
Vào năm 2020, khối lượng khí đốt từ Nga sang châu Âu đã giảm sau khi các đợt phong tỏa làm giảm nhu cầu, và cho đến năm ngoái dòng chảy khí từ Nga sang châu Âu vẫn chưa hồi phục hoàn toàn trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh, đẩy giá khí lên mức cao kỷ lục.
Số liệu từ ngân hàng đầu tư Jefferies chỉ ra lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga vào khu vực Tây Bắc Âu từ tháng 8-12/2021 đã giảm 38% so với cùng kỳ năm 2018. Lượng dự trữ khí đốt ở châu Âu cũng thấp hơn mức trung bình 5 năm và giảm 21% tính đến ngày 12/1 vừa qua. Dòng khí đốt từ Nga vẫn ở mức thấp khi bước vào mùa lạnh năm 2021-2022 với lượng dự trữ thấp kỷ lục.
Nếu xảy ra trường hợp Nga tấn công Ukraina, xuất khẩu khí đốt của Nga sẽ là một phần trong các biện pháp trừng phạt. Đức cho biết nước này có thể dừng đường ống khí đốt mới Nord Stream 2 mới từ Nga, đồng thời cũng nhấn mạnh việc Châu Âu phụ thuộc vào năng lượng của Nga, và trong trường hợp bình thường thì khối sẽ tăng nhập khẩu từ nguồn cung này.
Nhà phân tích hàng hóa của SEB, ông Bjarne Schieldrop, cho biết xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga sang Tây Âu qua cả Ukraine và Belarus có khả năng giảm đáng kể trong trường hợp xuất hiện các lệnh trừng phạt, và giá khí đốt có nguy cơ trở lại mức cao kỷ lục như quý 4/2021 – đã khiến giá điện ở đây tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm.
Capital Economics dự báo, trong trường xung đột xảy ra, giá khí đốt ở châu Âu có thể sẽ vượt qua mức đỉnh 180 bảng Anh/MWh hồi cuối năm ngoái. Thậm chí, một số quốc gia phụ thuộc lớn vào khí đốt của Nga, đặc biệt là khu vực Đông Âu có thể bị buộc phải luân phiên cắt điện. Trong báo cáo mới nhất, Jefferies nhận định thời kỳ giá khí đốt tự nhiên cao sẽ còn kéo dài.
Thị trường dầu cũng có thể bị ảnh hưởng. JPMorgan cho biết căng thẳng giữa 2 nước có nguy cơ làm giá dầu “tăng đột biến” và lưu ý rằng việc giá dầu tăng lên 150 USD/thùng sẽ làm giảm tăng trưởng GDP toàn cầu trong nửa đầu năm 2022 xuống chỉ 0,9%, trong khi làm tăng gấp đôi lạm phát lên 7,2%.
3. Trái phiếu và tiền tệ khu vực bị xa lánh
Các tài sản của Nga và Ukraine sẽ đứng đầu danh sách các tài sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất nếu xảy ra bất cứ hành vi quân sự nào giữa 2 bên.
Trái phiếu chính phủ bằng tiền USD của cả hai quốc gia vốn đã hoạt động kém hơn so với các đối tác của họ của họ trong những tháng gần đây khi bị các nhà đầu tư giảm tiếp cận trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và các đồng minh của Mỹ và Moscow. Lợi suất thực trái phiếu của cả Nga và Ukraina đều âm 7% từ đầu năm đến nay.
Các thị trường thu nhập cố định (fixed income markets – các khoản thu nhập cố định hàng tháng như bất động sản, trái phiếu, sổ tiết kiệm…) của Ukraine chủ yếu là điểm đến của các nhà đầu tư thị trường mới nổi, trong khi vị thế tổng thể của Nga trên thị trường vốn đã bị thu hẹp trong những năm gần đây trong bối cảnh các lệnh trừng phạt và căng thẳng địa chính trị, nên giảm bớt nguy cơ ảnh hưởng lây lan qua các kênh này.
Tuy nhiên, đồng rouble của Nga và đồng hryvnia của Ukraine cũng bị ảnh hưởng, khiến hai đồng tiền này trở thành những đồng tiền hoạt động kém nhất trong nhóm các trường mới nổi từ đầu năm đến nay. Đồng rouble của Nga giảm 2% từ đầu năm, trong khi hryvnia của Ukraine giảm gần 4% kể từ đầu năm.
Nói chung, Chris Turner, người phụ trách thị trường toàn cầu của ING, cho biết vấn đề địa chính trị ở biên giới Ukraine-Nga cho thấy “những bất ổn đáng kể” đối với thị trường ngoại tệ. Theo ông: “Những sự kiện vào cuối năm 2014 nhắc nhở chúng ta về khoảng cách thanh khoản và việc nắm giữ USD đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể của đồng rouble vào thời điểm đó”.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã liên tục gia tăng trong những tháng gần đây. Các cuộc đàm phán mới diễn ra vào đầu tháng 1/2022 nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng đã kết thúc mà không có bất kỳ bước đột phá nào. Chính tình trạng đó đã làm dấy lên những đồn đoán về khả năng Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Tuần này, các yếu tố kinh tế quan trọng như dữ liệu PMI, lạm phát tại Anh và khả năng "hạ cánh mềm" của nền kinh tế Mỹ sẽ thu hút sự chú ý đặc biệt trên thị trường.
Trong khi chứng khoán Mỹ đang vươn lên đạt mức cao kỷ lục, thị trường chứng khoán Châu Âu lại gặp khó khăn và có một năm khá trầm lắng.
Tuần qua, thị trường tài chính đã chứng kiến nhiều diễn biến đáng chú ý, từ sự mở rộng của các sàn forex lớn, đến những thay đổi trong lĩnh vực prop trading và tiền mã hóa.
Khi nhắc đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một con số khô khan dùng để đo lường lạm phát.
FXTM
FOREX.com
OANDA
FxPro
TMGM
STARTRADER
FXTM
FOREX.com
OANDA
FxPro
TMGM
STARTRADER
FXTM
FOREX.com
OANDA
FxPro
TMGM
STARTRADER
FXTM
FOREX.com
OANDA
FxPro
TMGM
STARTRADER