简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Đại dịch Covid-19 đã đưa nền kinh tế toàn cầu vào một trong những cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ trước đến nay và vẫn chưa rõ khi nào sẽ có sự phục hồi hoàn toàn.
Tiến bộ gần đây về vắc xin đã làm sáng tỏ triển vọng kinh tế, nhưng một số nhà kinh tế cho biết việc triển khai vắc xin chậm có khả năng xảy ra ở các nền kinh tế đang phát triển có thể cản trở hoạt động trở lại như mức tiền đại dịch.
Theo các nhà kinh tế, ngay cả trong số các nền kinh tế tiên tiến, các đợt phong tỏa mới ở châu Âu nhằm ngăn chặn sự bùng phát trở lại virus có thể đẩy lùi sự phục hồi kinh tế.
Các nhà kinh tế của Citi cho biết trong một báo cáo vào đầu tháng 12: “Việc phát hiện ra vắc xin là một tín hiệu khả quan, nhưng phải đến năm 2022 để hoàn thiện triển khai vắc xin đến tay dân số toàn cầu. Tuy nhiên, sẽ có sự cải thiện rõ ràng trong nền kinh tế toàn cầu vào năm 2021, một phần vì không khó để tốt hơn năm 2020”.
Sự suy giảm mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế
Sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc đã buộc nhiều quốc gia phải đóng cửa vào năm 2020 khiến hoạt động kinh tế suy giảm rõ rệt.
Theo đó GDP đã giảm xuống mức thấp kỷ lục ở nhiều nền kinh tế.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế toàn cầu có thể giảm 4,4% trong năm nay, trước khi phục hồi trở lại mức tăng trưởng 5,2% vào năm 2021. IMF cho biết vào tháng 10, nền kinh tế thế giới đã bắt đầu phục hồi, nhưng cảnh báo sự trở lại mức trước đại dịch sẽ là “dài, không đồng đều và không chắc chắn”.
Hạn chế đi lại vẫn còn
Một đặc điểm chính của các quốc gia hiện tại là việc đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần các biên giới, khiến nhiều hoạt động du lịch quốc tế bị đình trệ.
Tính đến ngày 1/11, hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ đã nới lỏng các hạn chế đi lại liên quan đến Covid, theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO).
Nhưng nhiều hạn chế vẫn được áp dụng để ngăn việc di chuyển qua biên giới, UNWTO cho biết. Điều đó bao gồm:
Chỉ mở cửa biên giới cho du khách có quốc tịch cụ thể hoặc từ một số điểm đến nhất định;
Yêu cầu hành khách xuất trình xét nghiệm Covid âm tính trước khi cho họ nhập cảnh;
Yêu cầu hành khách phải cách ly hoặc tự cách ly khi đến.
Thất nghiệp gia tăng
Một hậu quả chính của sự suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra là sự gia tăng mất việc làm trên toàn cầu.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết ở một số quốc gia, tác động ban đầu của Covid-19 đối với thị trường lao động “lớn hơn 10 lần so với những gì quan sát thấy trong những tháng đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008”.
“Các công nhân dễ bị tổn thương đang phải gánh chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng. Người lao động được trả lương thấp là chìa khóa để đảm bảo sự tiếp tục của các dịch vụ thiết yếu trong thời gian ngừng hoạt động, thường có nguy cơ tiếp xúc với virus trong khi làm việc”, OECD cho biết trong một báo cáo.
“Họ cũng bị thiệt hại nhiều hơn về việc làm hoặc thu nhập”, theo OECD.
Nợ chính phủ tăng vọt
Các chính phủ đã tăng chi tiêu để bảo vệ việc làm và hỗ trợ người lao động. IMF cho biết trên toàn cầu, các biện pháp của chính phủ nhằm giảm bớt áp lực lên kinh tế của đại dịch lên tới 12 nghìn tỷ USD vào tháng 10.
Theo IMF, mức chi tiêu đáng kinh ngạc như vậy đã đẩy nợ công toàn cầu lên mức cao nhất mọi thời đại nhưng các chính phủ không nên rút hỗ trợ tài khóa quá sớm.
“Với nhiều công nhân vẫn thất nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn và 80 - 90 triệu người có khả năng rơi vào cảnh nghèo cùng cực vào năm 2020 do hậu quả của đại dịch ngay cả khi đã có thêm trợ cấp xã hội còn quá sớm để các chính phủ loại bỏ các hỗ trợ đặc biệt”, IMF cho biết.
Ngân hàng trung ương vào cuộc
Các ngân hàng trung ương cũng đã vào cuộc để hỗ trợ nền kinh tế bằng cách cắt giảm lãi suất với nhiều khoản xuống mức thấp kỷ lục sẽ giúp các chính phủ quản lý nợ công.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giảm lãi suất xuống gần 0 và cam kết không tăng lãi suất cho đến khi lạm phát mục tiêu vượt quá 2%.
Các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế tiên tiến bao gồm Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đã tăng cường mua tài sản để bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính. Đó là một động thái cũng được ngày càng nhiều ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi áp dụng khi họ tìm cách hỗ trợ các nền kinh tế tương ứng của họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Giá cổ phiếu tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ nhật sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 2 ở mức đóng cửa kỷ lục mới, phục hồi sau đợt bán tháo lớn do lo ngại về biến thể omicron coronavirus.
Tờ Bloomberg đưa tin, hàng loạt bài bình luận từ các tổ chức hàng đầu của Trung Quốc cho thấy các nhà chức trách đang đẩy mạnh nỗ lực đưa ra thông điệp quốc tế về sự sụp đổ của Evergrande Group. Điều đáng nói là việc này được tiến hành ngay cả khi bản thân công ty bất động sản này vẫn giữ im lặng về tình trạng vỡ nợ của mình.
EC Markets
FOREX.com
HFM
FP Markets
Doo Prime
AvaTrade
EC Markets
FOREX.com
HFM
FP Markets
Doo Prime
AvaTrade
EC Markets
FOREX.com
HFM
FP Markets
Doo Prime
AvaTrade
EC Markets
FOREX.com
HFM
FP Markets
Doo Prime
AvaTrade